Tương lai thương mại điện tử
Tương lai của Thương Mại Điện Tử là gì?https://t.co/Bl63KmVEaE #MuaBanNhanh #Ecommerce #TMDT #ThuongMaiDienTu
— Thương Mại Điện Tử MuaBanNhanh (@muabannhanhecom) May 6, 2020
Sự xuất hiện của D2C (Direct-to-customer) là tương lai ngành thương mại điện tử
Trên một tờ tạp chí nổi tiếng thế giới vào cuối năm 2018 đã có bài viết: 50 thương hiệu hướng đến khách hàng bạn sẽ thấy mọi nơi trong 2019. Bài viết đã cung cấp những thông tin khiến nhiều người trong ngành phải bất ngờ so với những gì họ đã biết: thế giới công nghệ và thương mại đang trải qua một cuộc cách mạng. Trong liệt kê các thương hiệu, bạn có thể nhìn thấy đi đầu là các thương hiệu như Outdoor Voices, Warby Parker, Allbirds, Glossier, Hims và các công ty hàng gia dụng như Casper, Brooklinen, Purple và Leesa.
- Có thể bạn quan tâm: Top xu hướng thương mại điện tử toàn cầu năm 2020 ▶▶▶ E-commerce trends
Bạn có thể nhìn thấy điểm chung nào của những thương hiệu này? Đó chính là sự tập trung vào tài sản thương hiệu (brand equity) và mục đích thương hiệu (brand purpose) - hai thuật ngữ mô tả những giá trị của thương hiệu. Các thương hiệu trên theo đuổi giá trị "Quan tâm đến con người và sản phẩm hơn giá cả và địa điểm. Điều này có nghĩa là tính trung tâm của việc “bán thứ gì đó đáng mua” không bị thay thế mà được tăng cường.
Một điều nữa là, trong năm 2018, nhiều nhà lãnh đạo công ty không cung cấp chương trình giảm giá ngày lễ, giảm giá tối thiểu hoặc ưu đãi dựa trên từ thiện. Điều này có nghĩa là mối quan tâm về giá cả và tối ưu hóa việc bán hàng đã thuộc về quá khứ? Hoàn toàn không. Các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình giảm giá theo ngày lễ theo những cách giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giá trị đơn hàng trung bình mà không làm giảm giá trị thương hiệu như là:
- Bán thêm trong giỏ hàng cho các sản phẩm theo gói hoặc sản phẩm có giá ưu đãi bất ngờ
- Bán hết hàng nhờ sự ảnh hưởng của các influencers
- Giảm giá theo cấp thông qua ngưỡng chi tiêu chứ không dùng phiếu giảm giá
- Ưu đãi trả góp cho các đơn hàng có giá trị cao thay vì trả tiền ngay bây giờ
- Khuyến mãi theo khung giờ, quà tặng miễn phí tự chọn và ưu đãi khi đăng ký theo dõi thương hiệu
Vậy mô hình thương mại điện tử D2C phù hợp với những ngành nghề nào? Có thể dễ nhận thấy những doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành thời trang, mỹ phẩm, gia dụng... đang có rất nhiều lợi thế trong việc triển khai mô hình D2C bởi sản phẩm của những ngành này khá nhỏ gọn, không quá khó để người dùng trải nghiệm trên môi trường Online.
▶▶▶ Xem ngay: Phương tiện truyền thông xã hội thúc đẩy kinh doanh thương mại điện tử
Các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể áp dụng D2C như một chiến lược kinh doanh bổ sung cực kỳ hiệu quả hiện nay. Trên thế giới, hãng sản xuất giày đình đám - Nike đã áp dụng mô hình kinh doanh D2C và có được những kết quả ngoài mong đợi.
Hơn thế nữa, D2C còn là một mô hình thương mại điện tử tối ưu vừa có thể tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp của bạn vừa có thể vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống vì không phải thông qua các trung gian đại lý phân phối nhỏ lẻ khác. Hãy cùng xem xét một số lợi ích mà doanh nghiệp của bạn có thể nhận được từ mô hình D2C sau:
- Giúp các doanh nghiệp bán lẻ hiểu rõ khách hàng muốn gì
- Giúp tiếp cận thị trường nhanh chóng
- Gia tăng mức độ kiểm soát thương hiệu, sản phẩm và danh tiếng
- Bán hàng đa kênh hiệu quả
- Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hay về tương lai thương mại điện tử toàn cầu tại đây ▶▶▶ The future of E-commerce
Công nghệ Blockchain, IoT, NLP
Thương mại điện tử B2B hay B2B eCommerce là một ngành công nghiệp rộng lớn. Ngày càng có nhiều công ty B2B đã thiết lập những kênh bán hàng thương mại điện tử theo mô hình B2B eCommerce. Để một doanh nghiệp thành công trong ngành công nghiệp B2B eCommerce thì phải theo kịp các xu hướng phát triển mới nhất của thế giới cũng như phải đi trước các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một số xu hướng cơ bản để phát triển công nghệ B2B eCommerce
Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain được ứng dụng hiệu quả trong B2B eCommerce (Blockchain B2B Ecommerce). Blockchain đồng nghĩa với Bitcoin hay tiền điện tử. Thực tế, Blockchain là một chuỗi các bản ghi hoặc khối giao dịch được kết nối với nhau bằng cách sử dụng mật mã phức tạp đóng vai trò như một sổ cái giao dịch bất biến. Đây là một công nghệ rất đặc biệt, vì khi thêm bất kỳ dữ liệu mới nào vào sổ cái, dữ liệu đã tồn tại không thể chỉnh sửa hoặc xóa khỏi sổ cái. Những công dụng quan trọng của công nghệ Blockchain có thể kể đến như là:
- Tăng cường khả năng quản lý, bảo mật thông tin sản phẩm: Blockchain lưu trữ bất kỳ sự thay đổi liên quan đến sản phẩm (thông tin sản phẩm, lịch sử thay đổi của sản phẩm và các thông tin bảo trì, bảo hành sản phẩm) mà không ai có thể can thiệp thay đổi và ngăn chặn mọi hành động gian lận.
- Duy trình tính bảo mật, bí mật, an toàn của các bản ghi (hồ sơ) trong quá trình xử lý và quản lý hàng hóa: Công nghệ blockchain sẽ ngăn không cho số sê-ri gắn trên các nguyên liệu thô và các thành phần sản xuất khác nhau bị thay đổi. Vì vậy, Blockchain giúp quản lý các hồ sơ hàng hóa một cách an toàn để phòng chống giả mạo và quản lý thu hồi sản phẩm cũng như giúp các nhà bán lẻ xác minh tính xác thực của sản phẩm, phát hiện hàng giả dễ dàng hơn.
- Giúp các quy trình thanh toán B2B an toàn hơn và nhanh hơn: Blockchain tạo điều kiện thanh toán trực tiếp giữa doanh nghiệp và người mua, tạo ra các cổng thanh toán an toàn hơn, tăng tốc quá trình thanh toán. Đơn cử công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Visa cho ra đời Visa B2B Connect, một hệ thống thanh toán B2B ứng dụng công nghệ blockchain, đẩy nhanh quá trình giao dịch B2B xuyên biên giới bằng cách sử dụng B2B Connect để gửi giao dịch trực tiếp từ ngân hàng gốc đến ngân hàng thụ hưởng.
▶▶▶ Đừng bỏ qua: M-commerce - xu hướng của thương mại điện tử
Công nghệ IoT (Internet Of Things)
Internet của vạn vật - IoT (Internet Of Things) sẽ thật sự mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền tảng E-commerce B2B
- Tự động hóa quy trình đặt hàng của khách hàng: Được thực hiện với công nghệ RFID. Khách hàng thiết lập các yêu cầu tự động đặt hàng theo thứ tự ưu tiên, trong khi công nghệ RFID giúp xác định hàng hóa trong kho đã đạt đến ngưỡng tối thiểu để đưa ra lệnh đặt hàng.
- Theo dõi hiệu quả mức tồn kho: Các sản phẩm IoT tự động thông báo cho doanh nghiệp bất cứ khi nào khách hàng cần hay có nhu cầu giảm để duy trì một lượng lớn hàng tồn kho phù hợp. Điều này giúp ngăn ngừa khả năng hết hàng trong kho, đảm bảo nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp và cũng giúp giảm chi phí giữ hàng tồn kho trong kinh doanh.
- Cải thiện khả năng phân phối kinh doanh: Sự hỗ trợ của công nghệ RFID và GPS để theo dõi hàng hóa, một doanh nghiệp có thể có thông tin đầy đủ về quy trình giao hàng như địa điểm và nhiệt độ. Điều này có thể giúp ngăn chặn lô hàng sản phẩm bị mất và theo dõi hàng hóa nếu nó bị đánh cắp. Theo dõi và giám sát quá trình phân phối từ đầu đến cuối của hàng hóa một cách hiệu quả.
Natural Language Processing (NLP) - Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên - NLP là một dạng công nghệ trí tuệ nhân tạo, nơi máy tính có thể hiểu và xử lý ngôn ngữ của con người. Với NLP, công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói có thể được tích hợp vào quy trình đặt hàng B2B, cho phép khách hàng tận hưởng quy trình mua hàng không ma sát.
- Hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói: Khách hàng có thể đặt hàng thông qua tìm kiếm bằng giọng nói cho dù họ đang bận rộn và không rảnh tay để thao tác đặt hàng khi mua sắm trực tuyến. Có thể trả lời các câu hỏi mà khách hàng có, chẳng hạn như xác định báo giá cho sản phẩm, tùy chọn giao hàng và đơn đặt hàng hiện tại, cho phép họ đặt hàng để đặt lại hàng hóa.
- Chatbot tự động giúp xây dựng và cải thiện mối quan hệ khách hàng: Hỗ trợ giải quyết mối quan tâm của khách hàng 24/7 mà không quá tốn kém. Chatbots mang đến cho doanh nghiệp khả năng tương tác với khách hàng theo thời gian thực, đáp ứng nhu cầu của họ theo cách tự động, nhanh hơn. Tuy hiện tại các Chatbot tự động thiếu trải nghiệm đàm thoại cá nhân hóa mà khách hàng khao khát nhưng với tốc độ phát triển của công nghệ NLP hiện nay, sẽ đến lúc các chatbot tự động có thể trả lời theo cách tương tự như con người.
M-commerce - xu hướng của thương mại điện tử
Thương mại di động (M-commerce) sẽ là xu hướng tất yếu của thương mại điện tử với nhiều ứng dụng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới do người tiêu dùng đang sử dụng nhiều thiết bị di động nên việc mua sắm thông qua những thiết bị di động cũng tăng theo.
Theo số liệu thống kê, giá trị giao dịch hàng hóa bằng điện thoại chiếm gần 60% tổng giá trị giao dịch của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng con số này sẽ vượt qua mốc 80% trong năm 2020.
Việt Nam là nước đang có cấu trúc dân số trẻ, tỉ lệ người dùng Internet chiếm hơn một nửa số dân, góp phần hỗ trợ rất nhiều cho ngành thương mại điện tử phát triển.
Có thể thấy hiện nay, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đang tập trung xây dựng website tương thích với smartphone, máy tính bảng (mobile site), phát triển ứng dụng di động (mobile app) để giúp cho các website thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử, website khuyến mãi trực tuyến tiếp cận dễ dàng hơn với đông đảo người tiêu dùng.
Tags: Thương mại điện tử